Hiện trạng và phòng chống Hút_thuốc_thụ_động

Việt Nam

Mỗi năm ở Việt Nam có 40.000 người tử vong do những nguyên nhân liên quan đến thuốc lá, gấp 3 lần số người chết do tai nạn giao thông. Một điều tra cho thấy 60% trẻ em Việt Nam độ tuổi 13-15 đã tiếp xúc với khói thuốc tại nhà. Tại Hà Nội, gần một nửa dân số phải hút thuốc thụ động, nhiều nhất là phụ nữ và trẻ em [2]. Trung bình, trẻ em tiếp xúc với khói thuốc nhiều hơn người lớn. Nồng độ Cotinine ở trẻ em từ 3 đến 11 tuổi cao hơn gấp đôi so với người lớn không hút thuốc. Những đứa trẻ sống trong môi trường như chung cư, căn hộ có nồng độ cotinine cao hơn khoảng 45% so với những đứa trẻ được sống trong môi trường gần với thiên nhiên, thoáng đãng. 90% những trẻ em tiếp xúc với khói thuốc lá đến từ cha [3]. Hơn 50% những nơi như bệnh viện, trụ sở văn phòng đều bị ô nhiễm bởi khói thuốc lá.

Hiện nay, tổ chức Healthbidge Canada đang tài trợ cho một số thành phố tại Việt Nam mở rộng khu vực công cộng không khói thuốc và tăng tính hiệu quả của chính sách cấm hút thuốc tại nơi công cộng.

Từ năm 2005, Việt Nam đã có nghị định 45 quy định xử phạt hành chính những hành vi hút thuốc lá nơi công cộng. Việc hút thuốc ở các phòng chờ nhà ga, bến xe đã bị Bộ Giao thông vận tải cấm từ năm 2005. Đây là một phần nội dung kế hoạch thực hiện Công ước khung về kiểm soát thuốc lá mà Việt Nam tham gia và đã có hiệu lực ở Việt Nam từ ngày 17 tháng 3 năm 2005, tuy nhiên việc áp dụng chưa triệt để trên thực tế, chưa xây dựng được hệ thống văn bản pháp luật chặt chẽ về thuốc lá [4]. Từ năm 2010, sẽ cấm hút thuốc lá tại tất cả những nơi công cộng trong nhà như: nhà trẻ, lớp học, rạp chiếu phim...[5].

Các nước khác

Ngày 31 tháng 5 hàng năm được xem là "Ngày Thế giới không thuốc lá".[6]

Tại nhiều quốc gia Âu Mỹ, thuốc lá bị cấm hút tại những nơi công cộng.